Lập kế hoạch truyền thông hiệu quả là một trong những yếu tố chính, có tác động đến sự thành công của chiến lược truyền thông marketing. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc nâng tầm phủ sóng, gia tăng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận. Trong bài viết hôm nay, TVH Group sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing nhằm giúp bạn có thể xây dựng được cho doanh nghiệp của mình những kế hoạch truyền thông chất lượng, đạt hiệu quả tốt nhất.
Lập kế hoạch truyền thông là hoạt động gì?
Lập kế hoạch truyền thông là bước đầu tiên cần có trong mọi chiến dịch quảng cáo. Đây là một quá trình chuyên sâu, kỹ lưỡng, đòi hỏi người thực hiện cần bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu, phân tích, xác định mục tiêu, lên kế hoạch, hướng dẫn thực hiện chiến lược marketing trong tương lai.
Vai trò của lập kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông tổng thể đóng vai trò to lớn đối với sự thành công của một chiến dịch truyền thông marketing. Thông qua đó, bạn sẽ biết được quy trình thực hiện một chiến dịch truyền thông như thế nào, các bước cần thực hiện trong tương lai với những mốc thời gian cụ thể, dự trù được kinh phí thực hiện, hạn chế những sự cố phát sinh không mong muốn, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực,…
Ngoài ra trong một kế hoạch truyền thông cũng có các tiêu chuẩn để giúp bạn đánh giá được hiệu quả chiến dịch.
Lập kế hoạch truyền thông mang lại lợi ích gì?
Xây dựng kế hoạch truyền thông mang lại nhiều lợi ích như:
- Xác định rõ mục tiêu, thông điệp muốn truyền tải, đảm bảo thông điệp truyền đạt có tính nhất quán, mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Xây dựng và quản lý hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức trở nên tích cực hơn trong mắt công chúng, nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo lòng tin với khách hàng
- Xác định rõ các công cụ, phương tiện truyền thông phù hợp giúp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, truyền tải thông điệp đạt hiệu quả như mong đợi.
- Cho biết mục tiêu, cách thức đạt được mục tiêu để tạo nên quỹ đạo, định hướng giúp các cá nhân trong ekip thực hiện nắm được thông tin, biết được mình nên làm gì, có thái độ làm việc và phối hợp với nhau một cách có tổ chức.
- Giúp người quản lý dự đoán trước được những khả năng, tình huống có thể xảy ra trong từng giai đoạn để đưa ra giải pháp ứng phó thích hợp.
- Biết số lượng nhân lực, chi phí bao nhiêu, thời gian thực hiện các phần công việc để từ đó tránh được việc lãng phí.
- Giúp người quản lý thiết lập được các tiêu chuẩn để kiểm tra tiến trình công việc, hiệu quả chiến dịch.
Tổng hợp các bước lập kế hoạch truyền thông tổng thể cần thiết
Để lập một kế hoạch truyền thông marketing tổng thể thông thường sẽ gồm 9 bước thực hiện, cụ thể:
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là bước quan trọng cần làm đầu tiên khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để lập được chiến dịch truyền thông phù hợp.
Lập kế hoạch truyền thông theo phân tích SWOT
- Đối với điểm mạnh (S – Strengths) và điểm yếu (W – Weakness), doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố nội bộ như thương hiệu, sản phẩm, thị trường kinh doanh, tài chính, đội ngũ nhân sự,…
- Đối với cơ hội (O – Opportunities) và thách thức (T – Threads), doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng,…
Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được thông qua chiến dịch truyền thông. Mục tiêu truyền thông cần tuân theo nguyên tắc SMART, bao gồm:
- Cụ thể (S – Specific)
- Đo lường được (M – Measurable)
- Tính khả thi (A – Achievable)
- Tính thực tế (R – Realistics)
- Thời gian thực hiện (T – Timebound)
Xác định đối tượng mục tiêu
Nghiên cứu, xác định rõ đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận trong chiến dịch marketing. Doanh nghiệp có thể dựa theo nhân khẩu học, tâm lý hành vi, đơn vị ra quyết định DMU,…
Xác định đối tượng mục tiêu trong kế hoạch truyền thông rất quan trọng
Xác định thông điệp truyền thông cốt lõi
Khi lập kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp cốt lõi muốn truyền tải đến cho đối tượng mục tiêu là gì. Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, chân thực, đáng tin cậy, hấp dẫn và thu hút.
Thiết kế truyền thông
Một bộ thiết kế truyền thông thường có 3 yếu tố then chốt:
- Chiến lược thông điệp (Message Strategy): Chiến lược cho thông điệp truyền thông cần xác định rõ mục tiêu truyền thông, đối tượng mục tiêu, thông điệp chính và thông điệp phụ.
- Chiến lược sáng tạo (Creative Strategy): Chiến lược cho các hình thức sáng tạo sẽ quyết định cách thức truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu.
- Nguồn phát thông điệp (Message Source): Đây là yếu tố giúp tăng mức độ tin cậy, tính thuyết phục với đối tượng mục tiêu.
Chọn kênh truyền thông
Chọn lựa kênh truyền thông cần phù hợp với mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp đề ra ban đầu. Nếu mục tiêu truyền thông là gia tăng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ thì nên chọn những kênh truyền thông đại chúng (truyền hình, báo chí,…).
Chọn kênh truyền thông phù hợp với kế hoạch hiệu quả
Nếu mục tiêu là thúc đẩy doanh số bán hàng thì những kênh truyền thông trực tiếp (marketing online, marketing qua điện thoại,…) sẽ phù hợp hơn.
Xác định chiến lược triển khai, ngân sách
Khi xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, đây được xem là bước then chốt giúp doanh nghiệp dự trù được kinh phí khi triển khai chiến dịch truyền thông nhằm tối ưu ngân sách.
Thông thường mức ngân sách truyền thông sẽ được tính dựa theo phần trăm doanh thu hoặc chi phí marketing tổng thể của doanh nghiệp. Những khoản chi phí thường có trong kế hoạch truyền thông gồm: quảng cáo, PR, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, marketing gián tiếp,…
Lập timeline
Bất kỳ kế hoạch nào cũng cần thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc. Sau khi liệt kê được các hoạt động cần triển khai trong chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp sẽ cần lên timeline cho từng hoạt động. Timeline hợp lý sẽ giúp các hoạt động thực hiện đúng tiến độ, mang đến hiệu quả cho chiến lược truyền thông.
Đánh giá, đo lường hiệu suất báo cáo
Dựa theo mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần xác định những chỉ số đo lường hiệu quả cụ thể, thu thập dữ liệu, lập báo cáo, phân tích dữ liệu để dễ dàng đo lường hiệu quả công việc. Thông qua kết quả báo cáo, doanh nghiệp sẽ có phương án, quyết định phù hợp.
Lập kế hoạch truyền thông marketing có sự chỉnh chu, chuyên nghiệp sẽ là “vũ khí đắc lực” góp phần giúp quá trình triển khai chiến lược truyền thông của doanh nghiệp trở nên thuận lợi, đạt được hiệu quả tốt. Hi vọng qua bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kế hoạch truyền thông, biết được các bước xây dựng một kế hoạch truyền thông marketing như thế nào để từ đó áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Nếu quý doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược marketing, phát triển thương hiệu nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất thì TVH Group chính là lựa chọn tuyệt vời không nên bỏ qua.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, là đối tác của hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc mang đến hàng nghìn dự án chất lượng, TVH Group tự tin sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời giúp quý khách hàng trong con đường phát triển kinh doanh.
Liên hệ ngay đến cho chúng tôi thông qua số Hotline 0967 199 928 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!